Rừng tràm Trà Sư được chọn là bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong bộ phim điện ảnh Đất rừng phương Nam. Tận dụng một phần cảnh quan sẵn có,áchđổvềphimtrườngquayphimđiệnảnhĐấtrừngphươngân hàng tp bank đoàn phim dựng thêm khu chợ, hàng quán, cửa tiệm dọc hai bên bờ cùng hàng chục ghe thuyền buôn bán trên sông.
Du khách đổ về phim trường quay phim điện ảnh Đất rừng phương Nam
Theo hướng dẫn viên du lịch tại đây, ngày đoàn phim Đất rừng phương Nam đến, bà con địa phương nô nức đăng ký làm diễn viên quần chúng.
Lạ lẫm với cảnh sắc miền sông nước, Phương Thảo (25 tuổi, khách du lịch từ Hà Nội) say mê ngắm cảnh và tỏ rõ sự háo hức khi những hình ảnh trong phim điện ảnh Đất rừng phương Nam hiện ngay trước mắt.
Trên nền diện tích 845 ha, một phần nhỏ bên ngoài của rừng được khai thác du lịch từ năm 2017. Sâu bên trong là khu vực bảo tồn thực vật, chim và cá nên du khách không thể vào.
Thảm thực vật nơi đây đa dạng với cây tràm, lục bình, rau nhút, hoa dừa cạn, hoa dừa nước, sen, dương xỉ. Đất lành chim đậu, rừng là nơi trú ngụ của 70 loài chim, cò và 40 loài cá. Buổi chiều mỗi ngày, cò, vạc, trích cồ tấp nập bay về.
Thăm Trà Sư, du khách có hai lựa chọn: xuồng máy hoặc xuồng chèo tay với giá vé đồng đều 50.000 đồng/khách mỗi loại.
Rừng tràm đẹp nhất từ tháng 9 đến tháng 11 bởi đó là mùa nước nổi. Khách du lịch Âu, Mỹ, Úc tới đây rất đông vào ba tháng cuối năm. Trong khi đầu hè và Tết Nguyên đán, địa điểm này đón nhiều khách nội địa.
Những thước phim về cảnh vật miền Tây sông nước hiện đã lên tuyệt đẹp trong phim điện ảnh Đất rừng phương Nam. Sau thời gian dài vắng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, việc bộ phim điện ảnh xây dựng phim trường và thực hiện quay phim tại đây được kỳ vọng sẽ thu hút lượng khách du lịch trở lại.